Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Phòng trọ container 'giá rẻ' để cho sinh viên

Đó là một khu phức hợp nổi trên mặt nước, được lắp ráp bằng các container cũ theo tiêu chí thân thiện môi trường và phát triển bền vững.

Tại Copenhagen (Đan Mạch) - một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, các sinh viên vừa có thêm một cơ hội tìm phòng trọ "giá mềm" mới, với 800 đôla mỗi tháng.

Nhà đầu tư thận trọng cùng với vàng

Mở cửa ngày 28/9, giá bán vàng của Tập đoàn DOJI giảm 90.000 đồng so với ngày hôm qua, xuống 36,05 triệu đồng. Giá mua từ khách hạ 100.000 đồng và lùi sát về 36,12 triệu đồng. Giá mua bán sỉ thấp hơn giá lẻ 10.000 đồng mỗi lượng.

Chứng kiến phiên đi xuống của thị trường thế giới, và giá vàng trong nước cũng điều chỉnh giảm giá, nhưng các nhà đầu tư vẫn chưa tham gia giao dịch.

Cùng lúc, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) công bố giá mua 35,96 triệu đồng, còn bán ra 36,16 triệu đồng một lượng, giảm vài chục nghìn đồng so với hôm qua.
nha-dau-tu-than-trong-voi-vang
Giá vàng SJC sụt giảm sáng nay. Ảnh: PV.
Giá trong nước sụt giảm sáng nay do chứng kiến thị trường quốc tế đi xuống. Theo đó, mỗi ounce mất gần 10 USD khi chốt phiên Mỹ tối qua và mất tiếp gần 2 USD tại giờ giao dịch châu Á sáng nay. Lúc 9h10, giờ Hà Nội mỗi ounce đứng quanh 1.325 USD. Quy ra tiền Việt, mỗi lượng vàng thế giới tương đương 35,68 triệu đồng.
Tập đoàn DOJI cho rằng, nếu như tuần trước thị trường vàng toàn cầu hướng tới quyết định lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ - Fed, thì ở tuần này nhà đầu tư chuyển hướng sang theo sát diễn biến giữa việc tranh luận của 2 ứng viên tổng thống nước này, với mục đích tìm kiếm dấu hiệu của ứng cử viên có thể giành chiến thắng cuộc đua để dẫn dắt nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cũng bởi vậy, cùng với xu hướng chung của thị trường dường như các nhà đầu tư trong nước tỏ ra thận trọng hơn khi từng bước tiếp cận với vàng.
Ở phiên giao dịch hôm 27/9, vàng tiếp tục giậm chân tại chỗ, thậm chí lùi về vùng thấp hơn do sự giằng co tăng giảm từ thị trường quốc tế. Mức giá không có quá nhiều sự thay đổi, đã làm giảm sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. "Tâm lý chờ động thái rõ ràng hơn luôn thường trực", DOJI nhận định và cho biết, chốt ngày hôm qua, lượng khách hàng tham gia giao dịch đan xen ở cả chiều mua và bán, trong đó số lượng khách bán vàng chiếm 65%.
Trên thị trường ngoại hối, giá mua bán đôla Mỹ tại các ngân hàng khá ổn định suốt mấy ngày qua. Theo đó, Vietcombank công bố giá USD lúc 9h30 là 22.270-22.340 đồng. Các ngân hàng khác có giá tương tự.

WTO giảm dự báo về tăng trưởng toàn cầu

Tỷ lệ tăng trưởng mới được xác định là 1,7%, thấp hơn mức tăng trưởng cũ được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) dự báo là 2,8% vào tháng 4/2016. Đây là lần đầu tiên sau 15 năm tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại do giao dịch thương mại trì trệ.

Tổ chức Thương mại thế giới đã thay đổi mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay xuống hơn một phần ba trong thông báo ngày 28/9.

Điều này phản ánh mức tăng trưởng chậm của Trung Quốc và lượng hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ giảm.

"Con số này sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho chính phủ các nước", Tổng giám đốc WTO Roberto Azevedo cho biết như vậy trong báo cáo thương mại sáu tháng đầu năm.
"Chúng ta phải đảm bảo rằng sẽ không có những chính sách bất hợp lý để làm cho tình hình tồi tệ thêm, không chỉ trong thương mại mà còn liên quan đến những chính sách về tạo việc làm và phát triển kinh tế trong một nền kinh tế mở toàn cầu", ông Azevedo nhận xét.
wto-giam-du-bao-tang-truong-toan-cau
Dự báo kinh tế giảm phản ánh mức tăng trưởng chậm của Trung Quốc và lượng hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ giảm.
Báo cáo cũng đưa ra lo ngại về việc chính phủ các nước đang áp đặt thêm nhiều rào cản để bảo hộ cho các ngành công nghiệp nội địa trong bối cảnh kinh tế khó khăn và tiêu dùng trong nước được ưu tiên hơn. Điều này đi ngược lại xu hướng toàn cầu hoá trong thương mại vốn được tổ chức WTO thúc đẩy lâu nay.
Tuy chính phủ các nước phủ nhận chủ nghĩa bảo hộ này, số liệu cho thấy trao đổi thương mại toàn cầu không còn đi trước tăng trưởng kinh tế như lúc trước. Từ trước đến nay, trao đổi thương mại thường tăng trưởng nhanh hơn 1,5 lần so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và con số này là 2 lần khi xu hướng toàn cầu hoá tăng tốc vào những năm 1990.
Năm nay, thương mại toàn cầu chỉ tăng trưởng bằng 80% so với kinh tế, một bước lùi của toàn cầu hoá từ năm 2001 và là lần thứ hai trong lịch sử từ năm 1982.
Ông Avezedo nói rằng lợi ích thương mại phải được phân bổ rộng rãi cho tất cả các bên, từ những nước nghèo, doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp. Câu nói này nhằm phản bác lại các chỉ trích rằng các buổi họp thảo luận thương mại kín của WTO chỉ nhằm phục vụ lợi ích của các tập đoàn lớn.
WTO cũng cho biết mức dự báo tăng trưởng mới cho 2017 cũng sẽ thấp hơn trước, chỉ 1,8 đến 3,1% thay cho mức 3,6% được đưa ra vào tháng 4.

Phân bón bị làm giả từ bao bì đến con dấu kiểm nghiệm

Thực tế nhức nhối này được các chuyên gia, doanh nghiệp nêu lên tại hội thảo "Lập lại thị trường phân bón Việt Nam" sáng 28/9.

Sản phẩm giả không chỉ xuất hiện trong cơ sở sản xuất phân bón, đại lý kinh doanh mà còn len lỏi vào cả phòng kiểm nghiệm, kiểm định... đánh lừa người tiêu dùng.


Theo ông Nguyễn Hạc Thuý - Phó chủ tịch Hiệp hội Phân bón, tình hình sản xuất phân bón bằng công nghệ “cuốc, xẻng”, nhái nhãn mác, bao bì các thương hiệu nổi tiếng đã giảm đi rõ rệt. Nhưng sản phẩm không bảo đảm về chất lượng lại đang nở rộ gây bức xúc, thiệt hại cho bà con nông dân.
Thống kê của Hiệp hội Phân bón cả nước có từ 800-1.000 cơ sở sản xuất mặt hàng này. Trong đó, gần 50% số mẫu phân bón được kiểm tra không đạt chỉ tiêu chất lượng như đăng ký, công bố trên bao bì. Các đối tượng lợi dụng kẽ hở quy định pháp luật về tổng chất lượng dinh dưỡng, mập mờ hàm lượng trên vỏ bao bì... gây nhầm lẫn, đánh lừa người tiêu dùng.
phan-bon-bi-lam-gia-tu-bao-bi-toi-con-dau-kiem-nghiem
Phân bón giả đang trở thành hiện tượng phổ biến, gây hại cho người tiêu dùng. Ảnh: Báo Hải quan
Thị trường phân bón trong nước sản xuất tự phát, nơi nào làm được thì cứ làm, chưa có một cuộc cách mạng lập lại trật tự. Sản phẩm giả không chỉ xuất hiện trong cơ sở sản xuất phân bón, đại lý kinh doanh mà còn len lỏi vào cả phòng kiểm nghiệm, kiểm định”, ông Thuý nêu thực tế.
Chỉ ra hàng loạt các vụ vi phạm trong kinh doanh phân bón giả bị phát hiện, khởi tố nhưng tới giờ vẫn “chìm nghỉm” hoặc chỉ bị xử lý hành chính, vị Phó chủ tịch Hiệp hội Phân bón nghi ngờ về lợi ích nhóm, bảo kê của lực lượng thi hành công vụ trong những vụ việc này. “Các thành phần này như “quả bom nổ chậm” phá hoại, trục lợi bất chính”, ông Thuý bình luận.
Dẫn lại vụ việc xảy ra gần đây khi Văn phòng thường trực 389 kiểm tra, phát hiện 1/3 sản phẩm của Công ty Cổ phần Phân bón Thuận Phong (Đồng Nai). Dù Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo nhưng địa phương lại tự ý tha và chỉ xử lý hành chính với doanh nghiệp này. “Việc này có nên cho là điển hình về lợi ích nhóm hay không? Các bộ ngành nghĩ sao?”, ông Thúy đặt câu hỏi.
Hiện thị trường Việt Nam có khoảng 5.700 sản phẩm phân bón, trong khi các nước trên thế giới chỉ có khoảng 300 sản phẩm. Có quá nhiều sản phẩm nên dù là người có chuyên môn ông Nguyễn Huy Cường - Phó tổng cục trưởng Tổng cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) cho biết, bản thân trong nhiều trường hợp cũng không thể nhận biết được phân bón thật – giả trên thị trường.
“Nói vậy để thấy mức độ làm giả của các đối tượng rất tinh vi, nhưng chế tài xử phạt hiện quá nhẹ. Chưa kể quy định thế nào về phân bón giả, phân bón kém chất lượng còn chưa rõ ràng giữa các bộ, ngành... khiến nông dân phải đối diện với ma trận phân bón trên thị trường”, ông Cường nêu.
Báo cáo của Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cũng cho thấy, kết quả kiểm ra xử phạt sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng bình quân mỗi năm ghi nhận gần 4.000 vụ. Năm 2013 và 6 tháng cuối năm 2014, cơ quan này đã kiểm tra vi phạm hơn 5.300 sai phạm, xử phạt gần 1.500 vụ.
Nhưng ông Cường cho rằng, dù phát hiện nhiều nhưng chế tài xử phạt không đủ mạnh, chủ yếu vẫn là phạt hành chính. “Doanh nghiệp họ chấp nhận nộp phạt bởi tiền xử phạt quá ít, chỉ như kiểu “gãi ghẻ” nên họ cứ nộp phạt xong lại làm tiếp”, ông nói. 
Một bất cập khác được ông Lương Quốc Đoài – Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thẳng thắn chỉ ra, trên thị trường đang có đến vài nghìn chủng loại, nhãn hiệu phân bón của doanh nghiệp sản xuất cung ứng, khiến nông dân rơi vào “ma trận” khi chọn lựa mặt hàng này. “Số lượng sản phẩm quá lớn, bà con không thể nhớ, hiểu được tác dụng; không có cách nào nhận biết, phân biệt được phân bón thật, giả. Đây là kẽ hở để các đối tượng làm ăn gian dối lợi dụng để gây nhầm lẫn, đánh lừa người tiêu dùng”, ông Đoài chia sẻ.
Ông Bùi Mạnh Tiến - Tổng giám đốc Công ty Đạm Cà Mau thì cho rằng, thị trường đang quá dễ tính nên đã vô tình tạo “đất” cho các doanh nghiệp sản xuất không nghiêm túc có cơ hội làm bậy. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện đang có quá nhiều nhà sản xuất phân bón. “Khi số lượng quá nhiều, sự cạnh tranh vượt quá mức cần thiết thì để tồn tại, nhiều doanh nghiệp đành phải làm bậy”, ông phân tích.
Để lập lại thị trường, các chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 202 về quản lý phân bón theo hướng quy định cụ thể hơn trách nhiệm của chính quyền các cấp ở địa phương khi để xảy ra những vụ việc vi phạm về sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng... Trong thời gian chờ đợi sửa đổi thì nên thống nhất một cơ quan quản lý mặt hàng này, thay vì có tới 2 cơ quan cùng "quản" hiện nay là Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, để dễ "truy" trách nhiệm, đánh giá đúng về thực trạng thị trường... 

Ngày mua sắm mùa thu năm 2016 mạnh tay xử lý khuyến mãi ảo

Đây là một trong những điểm mới của ngày mua sắm mùa thu năm 2016. 

Những doanh nghiệp đẩy giá niêm yết sản phẩm lên cao rồi giảm 50-70% sẽ bị xử lý triệt để hơn mọi năm.

Online Friday mua sắm mùa thu 2016 là sự kiện khởi động cho chương trình Online Friday 2016 do Bộ Công Thương cùng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử, BáoVnExpress tổ chức, FPT Online hỗ trợ nền tảng công nghệ.

Để hạn chế tình trạng doanh nghiệp thổi phồng thông tin giá gốc của sản phẩm, tạo khuyến mãi "ảo", người tiêu dùng có thể phản ánh ban tổ chức để hạ điểm uy tín của doanh nghiệp.
ngay-mua-sam-mua-thu-2016-manh-tay-voi-khuyen-mai-ao
Đại điện Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cho biết, năm nay, doanh nghiệp đăng ký tham dự qua khâu xét duyệt chặt chẽ thông tin. Sản phẩm sau khi đưa lên hệ thống không được phép thay đổi giá gốc, giá niêm yết. Ban tổ chức sẽ phối hợp với các hệ thống so sánh giá để đánh giá.
Trong ngày mua sắm trực tuyến năm 2015 đã diễn ra tình trạng doanh nghiệp đẩy giá gốc lên rồi treo khuyến mại giảm giá 50-70%. Điều này khiến khách hàng giảm niềm tin vào chương trình cũng như doanh nghiệp. Tình trạng này năm nay sẽ được cải thiện từ cơ chế phản ánh.
Doanh nghiệp vi phạm các nội quy như nội dung sản phẩm không đúng, gây phản cảm, giá khuyến mãi trên website sai lệch với giá trên Online Friday; giá gốc, giá niêm yết cao hơn giá thị trường, sản phẩm hết hàng mà không hạ thông tin, chất lượng sản phẩm không đúng với mô tả… sẽ bị xử lý mạnh tay.
Các thông tin này được ban tổ chức giải quyết theo thời gian thực (hệ thống cập nhật và cảnh báo ngay). Ngay sau đó, doanh nghiệp sẽ bị hạ điểm uy tín nếu vi phạm, ảnh hưởng đến thứ tự xếp hạng và khả năng xuất hiện các sản phẩm trên hệ thống.
Để giúp khách hàng nắm bắt giá sản phẩm so với trên thị trường trước khi quyết định mua, chương trình có sự hỗ trợ của các website so sánh giá như Websosanh.vn, Topgia.vn, Chongiadung.com… Người tiêu dùng có thời gian và cơ sở để so sánh giá khuyến mãi mà doanh nghiệp đưa ra với mức giá bình quân trên thị trường. Các doanh nghiệp cũng hạn chế tình trạng gian lận khi đẩy giá lên rồi giãn biên độ % giảm giá trong chương trình.
"Chúng tôi mong nhận sự phối hợp từ người tiêu dùng. Việc phản ánh sau khi xác nhận đúng sự thật là căn cứ đánh giá và hạ tín nhiệm các doanh nghiệp, để có hình thức xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành", đại diện ban tổ chức chia sẻ.
Hiện có gần 300 doanh nghiệp đăng ký tham gia ngày mua sắm mùa thu năm 2016, trong đó hơn 100 doanh nghiệp, thương hiệu và chuỗi cửa hàng, trung tâm thương mại uy tín với hàng chục nghìn sản phẩm chất lượng có khuyến mãi hấp dẫn. Các tên tuổi lớn có thể kể đến như Thế Giới Di Động, Nguyễn Kim, Viễn Thông A, Lazada, Sendo, FPT Shop, VietjetAir, Jetstar, Mediamart, Sài Gòn Co.Op, Adayroi và các hệ thống trung tâm thương mại Vincom…
Người tiêu dùng có thể tìm kiếm khuyến mãi và mua hàng qua nhiều kênh đa dạng, đặt hàng trực tuyến và chuyển phát về tận nhà hoặc đi mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng, trung tâm thương mại với coupon, voucher được lấy từ hệ thống Online Friday.

Căn hộ 1.200 USD mỗi m2 được tiêu thụ nhiều nhất ở TP HCM

Báo cáo quý III/2016 của đơn vị này cho biết, thanh khoản của thị trường căn hộ đã khởi sắc trở lại sau đà sụt giảm của nửa đầu năm. Trong các tháng 7, 8, 9 toàn TP HCM có khoảng 7.800 căn hộ đã giao dịch thành công, tăng 32% so với quý trước. Tỷ lệ tiêu thụ khởi sắc nhất tập trung vào phân khúc căn hộ trung cấp.

3 tháng qua, các căn hộ trung cấp có giá trung bình 1.200 USD mỗi m2 bán được 4.000 sản phẩm, chiếm 50% số lượng căn hộ đã giao dịch thành công và dẫn đầu toàn thị trường TP HCM, theo CBRE Việt Nam.

Nguồn cung toàn thành phố trong quý vừa qua ghi nhận 8.016 căn hộ được chào bán từ 23 dự án. Xét về địa bàn, khu Nam ghi nhận chiếm 44% tổng số căn hộ được tung ra thị trường, nhiều hơn khu Đông gần gấp đôi (24%). Quận 7 vẫn tiếp tục là điểm đến của nhà đầu tư bất động sản tại đô thị hơn 10 triệu dân này.
Xét về lượng, rổ hàng hoá căn hộ trên toàn thành phố giảm 17% so với quý trước và giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn cung mới phân khúc trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (đạt 68% tổng nguồn cung mới). Phân khúc cao cấp chiếm 29%, chủ yếu rơi vào các dự án tại quận 4, 10. Như vậy, trong 2 năm qua nguồn cung căn hộ trung cấp đã tăng trưởng mạnh mẽ và hiện chiếm tỷ lệ vượt trội so với phần còn lại của thị trường.
CBRE cho biết thêm, 9 tháng đầu năm, số lượng căn hộ đã bán xấp xỉ sức tiêu thụ cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, thanh khoản thị trường vẫn duy trì trạng thái khả quan dù quý II sức mua có sự sụt giảm mạnh.

Đo về rating truyền hình - đua 'tay đôi' kiếm bạc tỷ

Từng là phụ trách kinh doanh tại phòng quảng cáo của một kênh truyền hình có trụ sở ở TP HCM, chị Hạnh cho biết, rating (định lượng khán giả) là số liệu hiển nhiên phải có khi chào bán quảng cáo hay kêu gọi tài trợ của các nhà đài.

Trong khi hàng chục nhà đài sẵn sàng chi trả nhiều tỷ đồng cho việc mua rating để kiếm quảng cáo, thì thị trường hiện chỉ có 2 đơn vị cung ứng dịch vụ này.

“Mấy nhãn hàng hay công ty quảng cáo gọi đến để đặt TVC (phim quảng cáo) lúc nào cũng hỏi rating các khung giờ đầu tiên. Họ muốn biết với mỗi 1.000 đồng mà họ bỏ ra có thể ‘mua’ được bao nhiêu người xem. Khi làm kế hoạch cho các chương trình để gọi tài trợ cũng vậy. Rating chính là điều quan trọng hàng đầu mà mấy công ty nhìn vào để cân nhắc”, chị Hạnh cho biết.
Chính vì tầm quan trọng của rating mà hầu hết các kênh truyền hình có mặt tại Việt Nam đều phải mua rating. Đó là chưa kể các công ty dịch vụ quảng cáo. Theo chia sẻ của những người trong nghề, các hãng dịch vụ truyền thông - quảng cáo lớn sẽ mua những gói dịch vụ đo rating cùng lúc nhiều đài. Tùy theo số lượng và thông tin cần thu thập thì giá các gói này từ vài tỷ đồng đến chục tỷ đồng. Với các kênh truyền hình riêng lẻ, để phục vụ nhu cầu của mình, hàng năm, mỗi kênh cũng phải chi hơn một tỷ đồng để biết được rating của kênh mình. 
Cũng theo chị Hạnh, giá mua rating khó có thể nói là đắt hay rẻ vì còn tùy vào khả năng thương lượng và mức độ thông tin mà người mua muốn có. Và quan trọng hơn hết, do chỉ có một đơn vị duy nhất tại Việt Nam làm dịch vụ đo rating truyền hình là Công ty TNHH Truyền thông TNS Media Việt Nam (thuộc Tập đoàn Kantar Media - Anh) nên cũng không có cơ sở so sánh.
do-rating-truyen-hinh-dua-tay-doi-kiem-bac-ty
Hàng chục nhà đài chi nhiều tỷ đồng để mua rating phục vụ quảng cáo hàng năm.
Đến tháng 3/2016, Trung tâm Đo kiểm và dịch vụ phát thanh truyền hình thuộc Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) bất ngờ công bố sự tham gia của mình vào thị trường đo rating, phá vỡ thế độc quyền bấy lâu nay của TNS.
Ông Phạm Hoàng Hải - Giám đốc của trung tâm cho biết, kế hoạch đo rating này thực chất được vạch ra từ năm 2008 và bắt đầu thử nghiệm ở TP HCM và Hà Nội vào 2014. Đến nay, hệ thống đo rating của trung tâm đã xây dựng xong. Theo đó, 1.200 máy đo People Meter được lắp đặt tại các hộ gia đình của Hà Nội (500 hộ) và TP HCM (700 hộ). Hiện tại, hệ thống này đang đo lường dữ liệu của hơn 120 kênh truyền hình. Công nghệ của trung tâm này cho phép cung cấp dữ liệu 100 kênh có chỉ số chi tiết đến từng chương trình, khung chương trình; 90 kênh có chỉ số chi tiết đến từng spot quảng cáo. Dữ liệu hàng ngày được chuyển giao trước 12 giờ của ngày tiếp theo.
Lý giải sự tham gia vào cuộc đua đo rating, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hoạt động này vừa nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với các kênh truyền hình, vừa tạo ra nguồn thu từ việc bán các gói cung cấp rating cho các đài và công ty quảng cáo. Hôm 27/9, cuộc đua này thực sự nóng lên khi "nhân tố mới" trong lĩnh vực đo rating đã ký được hợp tác với một loạt khách hàng đầu tiên, gồm các đài như: HTV, VTC, THVL , BTV và 2 hệ thóng truyền hình trả tiền là SCTV và VTVCab.
Theo chia sẻ từ một số người trong ngành, độ trung thực của số liệu rating chính là nỗi ám ảnh của các nhà quảng cáo. Đã có những thông tin rỉ tai nhau về những "thủ thuật chi phí" có thể làm số liệu trở nên đẹp mắt hơn. Do đó, thị trường bắt đầu cạnh tranh là tín hiệu tốt. Nhưng quan trọng hơn là chất lượng đo cũng phải chính xác và trung thực. Đó cũng là lý do mà trong cuộc gặp gần đây với các nhà đài, ông Phạm Hoàng Hải cùng các đại diện từ Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, lẫn Bộ Thông tin và Truyền thông đều lặp lại cam kết trung thực và sẽ tránh tối đa sự can thiệp của con người vào quá trình đo rating. Còn về khả năng cạnh tranh với đối thủ duy nhất và lâu năm là TNS, ông Hải khéo léo để ngỏ: “Chúng tôi chỉ thực hiện việc đo lường trên cơ sở khách quan chứ không có đi so sánh sự khác biệt với TNS. Chúng tôi để lại sự đánh giá này cho khách hàng sau khi đã sử dụng dịch vụ một thời gian”.
“Dù Việt Nam có tỷ lệ người sử dụng internet và tham gia mạng xã hội thuộc top đầu ở Đông Nam Á, nhưng TV vẫn là kênh thông tin trọng yếu tại đây. Vẫn có trên 72% người Việt Nam tiếp nhận thông tin chủ yếu qua TV”, ông Đoàn Duy Khoa - Giám đốc mảng nghiên cứu thói quen tiêu dùng của Nielsen Việt Nam cho biết. Đó cũng là lý do mà các nhãn hàng vẫn phải chi tiền để quảng cáo trên TV và các nhà đài thì không thể tiếc tiền để đi mua rating. Có chăng thì giờ họ đã có 2 sự lựa chọn.
Trung tâm Đo kiểm và dịch vụ phát thanh truyền hình cho biết, doanh thu quảng cáo của các kênh truyền hình vẫn tiếp tục tăng trưởng qua 2 quý đầu 2016. Doanh thu này đến chủ yếu từ nhóm ngành hàng chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình, sữa và các sản phẩm thay thế sữa, đồ uống.
Tại Hà Nội và TP HCM, 38% thời lượng trên truyền hình là chiếu phim dài tập, 6% thời lượng là phát gameshow. Đây chính là 2 thể loại "hút" được nhiều tiền quảng cáo nhất. Trong đó, gameshow chiếm 19% thị phần doanh thu, phim dài tập chiếm 6%. Khung giờ có giá quảng cáo cao nhất, hay còn gọi là "giờ vàng" rơi vào 19 đến 22 giờ hàng ngày. Khoảng một nửa lượng khán giả truyền hình hiện nay là trên 50 tuổi. Họ có thể bật TV hơn 5 tiếng mỗi ngày. Trong khi đó, người từ 15 đến 29 tuổi xem TV ít nhất. Trung bình, nhóm người này mở TV không đến một tiếng mỗi ngày.